Tái cấu trúc doanh nghiệp – Vai trò của tái cấu trúc doanh nghiệp

0984.624.253

Hiện nay, với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường, vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp đang trở thành mối quan tâm lớn. Nó giúp cho doanh nghiệp vận hành tốt hơn, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao. Vậy bạn có biết tái cấu trúc doanh nghiệp là g…...

Hiện nay, với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường, vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp đang trở thành mối quan tâm lớn. Nó giúp cho doanh nghiệp vận hành tốt hơn, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao. Vậy bạn có biết tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp?

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? 

Tái cấu trúc doanh nghiệp còn được biết đến với cái tên là Corporate Restructuring. Đây chính là quá trình thực hiện khảo sát đanh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp, sau đó sẽ trực tiếp đề xuất mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, đó là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp căn cứ vào cấu trúc cũ. Mục đích của nó chính là khắc phục điểm yếu kém, hạn chế khiến hoạt động của công ty kém hiệu quả trên thị trường. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp khởi động lại và đem đến hiệu quả cao hơn, sứ mệnh, tầm nhìn vươn xa hơn.

Tái cấu trúc sẽ bao gồm các khía cạnh như: Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nhân lực, hoạt động, quy trình sản xuất,…

Tại sao cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp? 

Phương pháp tái cấu trúc doanh nghiệp cần phải được cân nhắc, xem xét thường xuyên theo định kỳ, nếu không có khả năng sẽ mất cân bằng trong hệ thống. Thế nhưng vấn đề này còn được xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Doanh nghiệp cần tái cấu trúc vì áp lực bên ngoài, thích nghi với môi trường thương mại ngày càng thay đổi
  • Doanh nghiệp tái cấu trúc do áp lực từ bên trong sao cho phù hợp với việc tăng trưởng, phát triển của mình.

Ngoài ra,cũng có trường hợp doanh nghiệp tái cấu trúc do bị áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài.

Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp khi xuất hiện các dấu hiệu sau chứng tỏ là thời điểm cần thực hiện tái cấu trúc. Cụ thể như sau:

  • Dấu hiệu nhóm bề mặt bao gồm: Doanh số giảm, thị phần hẹp, hoạt động sản xuất, kinh doanh chậm, mất lợi thế về cạnh tranh, không kiểm soát được,…
  • Dấu hiệu nhóm cận mặt: Nó có liên quan trực tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh nhưng không có sự hợp tác giữa các bộ phận, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, sản phẩm chất lượng kém, tiếp thị không hiệu quả, nhiều hàng tồn,…
  • Dấu hiệu ở nhóm giữa: Dấu hiệu này không làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh thế nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp, dần đều đến hoạt động của toàn doanh nghiệp. Ví dụ về tái cấu trúc doanh nghiệp: Nhân lực yếu, các phòng không phối hợp với nhau, người lãnh đạo không có khả năng quản lý, các vấn đề của công ty không giải quyết được,…
  • Dấu hiệu nhóm sâu: Trong các dấu hiệu thì nhóm sâu là khó nhận biết nhất. Bởi vì nó phụ thuộc phần lớn vào ban quản trị của mỗi công ty. Ví dụ: Công ty không có triết lý kinh doanh, không có mục tiêu dài hạn, không có văn hóa chung, ban quản trị đưa ra đường lối sai, không nhìn ra rủi ro tiềm ẩn,..

Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm một số bước cơ bản sau:

Xác định rõ tình hình của công ty

Đây là bước đâu tiên và bắt buộc khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp khi ở Việt Nam. Trước tiên doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình của mình, xác định được nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, sau đó mới đưa ra mục tiêu mới và phạm vi tái cấu trúc. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải có những mục tiêu riêng,cụ thể cho từng nhóm, từng bộ phận trọng doanh nghiệp.

Lập bản kế hoạch chi tiết

Lập kế hoạch càng chi tiết thì việc thực hiện càng đơn giản. Nó cũng sẽ giúp tái cấu trúc diễn ra theo trình tự các bước. Vậy doanh nghiệp cần đưa ra những lĩnh vực muốn triển khai sớm thì mới làm chủ được tiến độ và tình trạng trung.

Xác định phương thức tiếp cận

Phương thức tiếp cận cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm. Bởi nếu như phương pháp không phù hợp thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ không hiệu quả và bị kéo dài.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có chiến lược thực hiện theo dạng cuốn chiếu. Tức là làm đến đâu xong đến đó,như vậy sẽ tạo được sự hiệu quả rõ ràng nhất.

Triển khai từng bước theo kế hoạch

Khi đã có một kế hoạch hoàn chỉnh, bạn cần bắt tay vào từng bước một, tuy nhiên không nên quá vội vàng để tránh sai sót. Hoàn thành xong mỗi bước phải có sự đánh giá về hiệu quả, xem xét nó phù hợp hay chưa và có cần chỉnh sửa gì hay không.

Vận hành hệ thống mới và đánh giá theo định kỳ

Khi làm xong các khâu kể trên doanh nghiệp sẽ phải vận hành hệ thống mới và thực hiện đánh giá định kỳ để xem kế hoạch này đem lại hiệu quả như thế nào? Có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không?

Trên đây là toàn bộ thông tin về tái cấu trúc doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này của Bloomax bạn sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của tái cấu trúc doanh nghiệp và có những lựa chọn tốt nhất.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

BLOOMAX FINANCIAL CONSULTANCY CO. LTD
Giấy ĐKKD số: 0107641013
Địa chỉ giao dịch: Tầng 6, tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 082 979 3366
Website: Bloomax.vn
Email: Tuvantaichinh@bloomax.com.vn

>>> Xem Thêm: Ý nghĩa của tái cấu trúc doanh nghiệp