CHUỘT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
1. Một số đặc điểm về hìnhthái và giải phẫu
Chuột có một số đặc điểm chung như có mõm nhọn, mắt đen và to, lông ngắn mềm, đuôi dài có phủ lớp vảy nhỏ, bộ răng thiếu, gồm 4 răng cửa và 12 răng hàm. Răng cửa chuột phát triển rất nhanh và luôn dài ra (mỗi năm có thể dài tới 12mm) việc này phù hợp với đặc tính luôn gặm cắn làm mòn bớt răng để không ảnh hưởng tới đời sống của chúng. Chuột không có túi mật mà gan tiết mật thẳng vào tá tràng.
2. Đặc tính sinh vật học:
2.1. Tập tính sinh hoạt: chuột khá nhanh nhẹn và có tính đa nghi, mỗi khi đi lại, hoạt động….chúng đều quan sát trước sau và quan sát động tĩnh, nếu thấy có điều gì khả nghi là chúng trốn chạy ngay lập tức. Tai chuột rất tinh, chúng có khả năng nghe rõ cả tiếng động nhỏ từ đằng xa. Mũi chuột rất thính, chúng có thể phát hiện được thức ăn dù để ở xa, mồi của đối thủ và cả hơi tay người sờ mồi làm bả độc nên có khi không ăn mồi nữa. Tuy vậy chuột lại có một nhược điểm lớn là vị giác rất kém cho nên nhiều khi chúng ăn phải thức ăn có vị rất khó chịu mà không hay biết.
2.2. Tập tính sinh sản: Chuột là loài rất mắn đẻ. Khi qua đông, các tuyến sinh dục hoạt động mạnh, chuột giao phối. Con cái thường có mang trong khoảng 20 ngày (tuỳ thuộc loại chuột khác nhau). Số lượng đẻ mỗi lần tuỳ theo loài, có thể từ 2-12 con. Chuột con khi mới đẻ không có lông, không có răng và chưa mở mắt cho nên chuột mẹ chẳng những nuôi con mà còn phải ủ ấm cho con. Chuột con lớn rất nhanh, chỉ sau khoảng 20-22 ngày là chúng đã có trọng lượng cơ thể gấp 6-7 lần khi mới đẻ. Sau 1 tháng chúng bắt đầu tự kiếm ăn và chuột mẹ cũng bỏ chúng từ đó và chúng phải đi tìm nơi khác mà sống. Sau khoảng 2-3 tháng chuột đã bắt đầu sinh sản được, cơ thể của chúng tăng trọng rất nhanh đặc biệt là lượng mỡ tích luỹ trong cơ thể, giúp chuột có thể nhịn ăn trong mùa đông. Theo tính toán của nhà sinh vật học Lantzơ, về mặt lý thuyết, từ một đôi chuột sau 3 năm có thể tạo thành 1 đàn chuột hơn 20 triệu con.
3. Phân loại
ở việt nam theo kết quả điều tra cho thấy có khoảng gần 30 loại chuột và được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm chuột sống trong khu dân cư, kho tàng.
+ Nhóm chuột sống ngoài đồng.
+ Nhóm chuột sống ở vùng rừng núi.
Vị trí trong bảng phân loại của chuột nhà ở Việt Nam là nằm trong lớp có vú (Mam malia), lớp phụ có râu (Placentaria), bộ gặm nhấm (Rodentia), họ Muri dae.
Chuột nhà gồm 3 loại thuộc 2 giống:
+ Giống Ratus gồm chuột cống và chuột đàn
+ Giống Mus gồm chuột nhắt nhà.
· Chuột cống (Ratus norvegicus):
– Hình thái: Có thân to và mập hơn chuột đàn vàchuột nhắt nhà. Tai nhô về phía trước ngắn và có lông phủ. Đuôi ngắn hơn thân, mắt to, đen. Ngón bàn chân sau dài gấp 2 ngón bàn chân trước. Lông phía lưng màu nâu xám, lông phía bụng màu xám. Hộp sương sọ hình chữ nhật và dẹt hơn hộp sương sọ của chuột đàn. Răng hàm dưới to.
– Đời sống: Chuột cống thích ở những nơi ẩm thấp tối tăm nênthwờng sống dưới cống rãnh hoặc đào hang dưới nền kho tàng để ở. Chuột cống leo trèo không giỏi bằng chuột đàn, chuột nhắt nhưng bơi lội lại rất giỏi.
Chuột cống rất phàm ăn và ăn tạp rất nhiều loại thức ăn, kể cả rác bẩn. Khi không có thức ăn chúng ăn thị lẫn nhau, con lớn ăn thịt con bé, con khoẻ ăn thịt con yếu.
Chuột cống ít tinh khôn như chuột nhắt, chuột đàn nhưng khá dữ tợn, nhất là con cái, ngoài việc ăn hại, do rất bẩn nên chuột cống rất dễ truyền bệnh cho người.
· Chuột đàn (Rattus flavipectus):
– Hình thái: nhỏ hơn chuột cống, mõm nhọn, vành tai lớn và mỏng, không phủ lông. Lông ở lưng màu hung nâu hoặc hung nâu nhạt, lông bụng hơi xanh nhạt, trênbàn chân có màu nâu sáng, đuôi dài, có màu trắng mờ. Hộp sương sọ có màu hình bầu dục.
– Đời sống: chuột đàn không đào hang dưới đất mà ưa thích sống nơi cao ráo như trên trần nhà, mái nhà, vách kho hoặc trên các ống tre nứa…
Chuột đàn rất nhanh nhẹn và tinh khôn. Thức ăn rất đa dạng
· Chuột nhắt nhà (Mus musculus):
– Hình thái: Có thân hình bé nhỏ nhất. Mõm nhọn, tai to và tròn, không có lông. Mắt nhỏ hơi lồi và đen, trong. Lông trên lưng màu xám nâu, bụng và hông có màu sáng hơn. Tuỳ theo môi trường sống mà màu của chúng có bién đổi, thườngthì những con sống trong nhà có màu sẫm hơn những con sống ở ngoài. Chân chuột nhắt ngắn và rộng, chân trước có 4 ngón, ngón cái nhỏ, chân sau ngón cái phát triển và 3 ngón giữa đều nhau. Xương hộp sọ dẹt và hơi tròn, phần trên ngắn. Răng nanh ngắn và sắc, thường có màu vàng.
– Đời sống: Chuột nhắt nhà thường thích sống ở nơi khô ráo và thích thức ăn khô. Nó rất nhanh nhẹn, tinh ranh. Khả năng chạy nhảy leo trèo rất tốt. Mắt rất tinh, đặc biệt là khả năng nhìn rất tốt trong đêm tối. Chúng có thể len lỏi sống ở khắp nơi trong nhà kể cả những khe kẽ, vách và đặc biệt là khả năng lẩn trốn rất tài tình. Loài này rất hay cắn phá ngoài thức ăn là các đồ vật khác như giấy tờ, quần áo, đồ gỗ…
4. Xác định sự hoạt động và mật độ chuột trong khu vực
Sự hoạt động của chuột trong khu vực nào đó luôn để lại dấu vết và những biểu hiện mà qua đó người cán bộ kỹ thuật đi khả sát phải chú ý, các dấu vết và biểu hiện do chuột để lại bao gồm: phân chuột, vết chân, vết đuôi, vết các vật bị cắn, thức ăn rơi vãi…
· Phân chuột: Mỗi loại chuột tuỳ theo chuột to hay nhỏ mà phân để lại khác nhau. Nhìn chung phân chuột có hình bầu dục. Phân chuột đàn và chuột cống gần giống nhau nhưng phân chuột cống thường ướt hơn và có màu đen. Phân chuột nhắt bé và khô. Thông thường cứ trung bình một giờ, một con chuột thải một cục phân do đó có thể căn cứ vào số lượng phân trong một khu vực nào đó mà ước đoán được số lượng cũng như loại chuột ở khu vực đó.
· Dấu chân, vết đuôi: ở những khu vực chứa nông sản hoặc bột, nếu có chuột hoạt động thường để lại những dấu vết trên bề mặt. Tuỳ vào số lượng nhiều hay ít ta có thể ước đoán được mức độ phá hại của chuột ở đó.
· Trạng thái vật bị hại: Quan sát các mép bàn, kệ hoặc mép cửa để tìm dấu vết cắn của chuột.
1. Các biện pháp phòng và diệt chuột:
5.1/ Các biện pháp phòng chuột:
– Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp khu vực gọn gàng. Dọn dẹp và quản lý tốt thức ăn thừa, thực phẩm dự trữ.
– Ngăn chặn chuột xâm nhập bằng cách chặn các lỗ cống, trám trét lại các khe hở, làm tường bao ngăn chuột.
5.2/ Các biện pháp diệt chuột:
a- Biện pháp cơ học (dùng cạm bẫy):
Ưu điểm là không gây độc hại cho người và gia súc
Nhược điểm không bắt được nhiều chuột trong cùng một lúc và dễ bị chuột phát hiện để không vào bẫy nữa, yêu cầu phải thăm khám bẫy hàng ngày.
Hiện nay chủ yếu dùng hai dạng bẫy là bẫy sập và bẫy dính.
Một số nguyên tắc:
+ Không nên dương cạm bẫy ngay mà thường nhử cho chuột quen mồi bằng cách đặt mồi xung quanh cạm bẫy một vài lâknf cho chuột quen ăn sau đó mới đặt vào trong và dương bẫy.
+ Nên dùng nhiều loại cạm bẫy khác nhau để chuột khó phát hiện. Không nên đặt cạm bẫy ở một chỗ cố định.
+ Nên tập trung đặt nhiều cạm bẫy để diệt dứt điểm chuột ở từng khu vực, không nên phân tán rộng tại nhiều nơi cùng một lúc làm chuột dễ nhờn cạm bẫy.
+ Nếu trong khu vực có chứa thực phẩm là thức ăncủa chuột nên cố gắng xhe chắn lại, đồng thời dùng mồi là những thức ăn tươi ngon khác để dụ chuột.
+ Nên đeo găngtay sạch khi thao tác để tránh gây mộ hôi, mùi lạ vào mồi, bẫy làm chuột nghi ngờ dẫn đến hiệu quả không cao.
b- Biện pháp hoá học:
Dùng chất độc hoá học diệt chuột thông qua 3 con đường:
– Gây độc qua đường hô hấp (khử trùng xông hơi)
– Gây độc qua đường tiếp xúc (rải thuốc để tiếp xúc diệt chuột)
– Gây độc qua đường tiêu hoá (dùng bả độc)
Trong đó, sử dụng chủ yếu là dùng bả độc.
Thuốc bả độc có 2 dạng:
– Dạng nguyên thuỷ (bột hoặc dung dịch) khi dùng phải trộn với các loại thức ăn của chuột để làm bả (Ví dụ Photphua kẽm)
– Dạng đã trộn sẵn tạo thành viên mồi (bả storm)
Về tác động của thuốc vào cơ thể chuột cũng thường có 2 cách:
– Gây độc cấp tính bằng việc phân huỷ ra những chất độc khi chuột ăn phải (như thuốc photphua kẽm phân huỷ ra khí PH3 làm chết chuột nhanh)
– Gây độc mãn tính bằng cách gián tiếp tạo ra các chất đông máu làm chuột chết chậm hơn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng bả độc diệt chuột:
– Làm bả độc phải kết hợp với biện pháp phong toả các nguồn thức ăn của chuột.
– Khi đặt bả phải kết hợp với việc nhốt các vật nuôi khác để bảo vệ chúng
– Có sơ đồ đặt và kiểm soát được số lượng đặt để đảm bảo thu hồi hết số bả khi cần thiết.
– Không dùng tay trực tiếp tiếp xúc với bả.

Viết bình luận