Loài gián đã có mặt trên trái đất khoảng hơn 300 triệu năm. Các bằng chứng hoá thạch cổ cho thấy gián cổ xưa và gián ngày nay hầu như không có sự thay đổi nhiều lắm về hình thái (cơ thể hình bầu dục, dẹt với râu và chân dài), cũng như những đặc tính sinh học cơ bản như yêu cầu về thức ăn, nơi sinh sống, nhiệt độ cơ thể tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường…
Gián là loại động vật ban đêm, ưa thích những nơi tăm tối. Khi gián xuất hiện ở những nơi quang đãng, giữa ban ngày, thì chứng tỏ nơi đó mật độ gián đã khá cao.Gián cũng thích những nơi kín đáo, các khe hẹp vừa đút lọt thân mình để ẩn nấp. Do vậy, trong quá trình phát triển chúng thường xuyên phải tìm những nơi ẩn nấp khác nhau để tăng kích thước cơ thể.
Một số loài gián thường gặp:
– Gián Đức (German Cockroach)
– Gián Châu á (Asian Cockroach)
– Gián nâu (Brown Cockroach)
– Gián sọc nâu (Brownbanded Cockroach)
– Gián phương đông (Oriental Cockroach)
ở đây chúng tôi xin giới thiệu chi tiết hơn về loài gián đức là loài tương đối phổ biến và gây nhiều tác hại cho con người
1. Đặc điểm hình thái
Con trưởng thành dài khoảng 12-14mm hoặc hơn một chút. Con đực màu nâu xám với hai vạch màu đen trên mảng lưng trước ngực, bụng thon. Con cái thường có màu sẫm hơn, bụng tròn hơn.
Gián non đôi khi có hình thái khác hoàn toàn với gián trưởng thành. Sau khi lột xác nó có màu trắng ngà tong vòng vài giờ sau đó chuyển sang tối. Nếu nhìnthấy chúng vào thời điểm này người ta thường nghĩ chúng là gián bạch tạng, gián non thường rất sẫm màu. Trong những giai đoạn sau, trên thân xuất hiện một vệt lâu nhạt ở giữa, về sau gián trưởng thành sẽ tạo nên 2 vạch màu đen trên mảnh lưng ngực trước, phần còn lại được che phủ bởi một đôi cánh màu nâu nhạt.
1. Vòng đời
Bọc trứng của gián Đứcdài khoảng 6-7mm, mỗi nửa của nó thò ra khỏi bụng gián cái. Trứng được mang theo cách này trong vòng 3 tuần cho tới khi nó được đẻ ra (khoảng 1 ngày trước khi trứng nở). Gián thường đẻ trứng ở những nơi xa khu vực sinh sống của chúng. Mỗi bọc trứng thường bao gồm 30-40 trứng. Thường thường, trong cuộc đời của một con cái có thể sản sinh được từ 4-8 bọc trứng. Trong 4 bọc trứng đầu thường là có đầy trứng ở trong, những bọc trứng sau có số trứng ít hơn. Khi tìm được một nơi ẩn náu an toàn, con cái thường đem theo trứng bên mình để bảo vệ, nhưng trong trường hợp gặp huy hiểm nó sẽ vội vàng đẻ trứng và bỏ chạy. Bọc trứng có một lớp vỏ cứng không thấm nước để bảo vệ trứng bên trong, khi một khu vực nào đó bị nhiễm gián nặng thì luôn luôn nhìn tháy trứng của chúng. Trứng gián nở khi gián non ở bên trong phát triển tạo ra một áp lực phá vỡ màng bao bọc để chúng thoát ra ngoài. Sau khi mới nở, gián nọn thường ở xung quanh bọc trứng đã vỡ. Gián non thường lột xác 6-7 lần trước khiphát triển thành gián trưởng thành, Con cái thường hơn con đực 1 lần lột xác. Cơ thể gián non sau khi lột xác rất mềm và dễ bị tổn thương.
2. Tập tính sinh học và nơi ẩn nấp.
Gián thường sống ở những nơi ẩm thấp và gần thực phẩm, do đặc tính thích tìm những kho chật hẹp để ẩn náu nên khi số lượng gián phát triển nhiều thêm đòi hỏi chúng phải di chuyển đến những khu vực ẩn nấp mới. Việc tìm kiếm nơi ẩn náu thường diễn ra vào lúc trước khi trời dạng sáng hoặc sau khi trời tối hẳn.
Sau khi giao phối, con cái ăn rất nhiều trong vài ngày rồi tìm một nơi an toàn để bảo vệ bọc trứng. Do đặctính ẩn dật này mà việc xử lý bằng hoá chất đối với gián cái đang mang bọc trứng gặp khó khăn hơn. Khách hàngthwờng phản ảnh là vẫn nhìn thấy gián con sau khi cán bộ kỹ thuật PCO đến xử lý là do gián mẹ núp sâu trongkhe ẩn nấp nên khôngbị tác động tới.
Nơi ẩn nấp lý tưởng nhất của gián là xung quanh tủ lạnh, bếp lò, phía dưới bồn rửa, các phòng , ngăn yên tĩnh cóthể mang lại cho chúng sự bảo vệ và thức ăn. Độ ẩm lý tưởng nhất cho gián là ở trongkhu vực bếp với những bồn rửa, vòi rỉ nước, nước đọng, những miếng bọt biển, gạc vải ẩm ướt…Trong buồng tắm, nhà vệ sinhvới những bồn cầu, chậu nước, quần áo ẩm ướt. Từ những nơi này thường có những đường ống như ống nước, dây điện, ống thônhơi…thông với khu vực có thức ăn, những đường ống này tạo ra những chỗ ẩn nấp và di chuyển lý tưởng cho chúng xâm nhập gây hại vào những khu vực khác trong nhà.
Gián Đức thường không thích rời khỏi nơi ẩn nấp đã chon trừ khi bọ áp lực bởi sự tăng về số lượng cá thể hoặc do khu vực sinh sống bị dọn sạch sẽ, bị xử lý hoá chất, hoặc do giảm nhiệt độ, độ ẩm. Nếu để gián tìm được những nơi cư trú mới phù hợp chúng sẽ di cư tới nơi ở mới và lại gây ra sự xâm hại cho khu vực đó.
Mặc dù là loài chủ yếu gây hại trong nhà, nhưng đôi khi vào mùa ấm áp chúng cũng có thể sinh sôi gây hại ở khu vực xung quanh nhà đặc biệt là khi có những bãi rác, thùng rác bên ngoài.
3. Các biện pháp phòng trừ
· Kiểm tra:
Kiểm tra thông qua quan sátbằng mắt là phương pháp được áp dụng thông dụng nhất. Với một chiếc đèn đủ sáng kết hợp với việc di chuyển một số vận dụng che lấp có thể giúp người cán bộ kỹ thuật kiểm tra được những khe tối, kín đáo đặc biệt là trong nhà bếp, nhà vệ sinh…Việc sử dụng những chiếc bẫy dính cũng rất hữu ích trong việc phát hiện gián, tuynhiên kết quả tuỳ thuộc vào khinh nghiệm nhìn nhận về tập tính của nó cũng như cách đặbẫy của người cánbộkỹ thuật. Đôi khi người ta dùng một số loại hoá chất đặc biệt (Flushing agent) phun vằo những nơi nghi ngờ, chất này sẽ kích thích làm gián chui ra khỏi nơi ẩn nấp.
· Phòng trừ không dùng hoá chất:
– Vệ sinh sạch sẽ khu vực, loạibỏ tất cả chất thải, thức ăn thừa. Nếu có thể dùng máy hút bụi sạch những khe kẽ nghi ngờ có gián ẩn nấp.
– Trét kín khe kẽ có thể được
– Giữ kho ráo, thông thoáng, có ánh nắng những khu vực chế biến thực phẩm, nhà vệ sinh….
· Sử dụng hoá chất:
Một số nguyên tắc:
– Nên chú trọng bơm, phun thuốc vào những khe kẽ, lỗ hổng…nơi gián thường hay ẩn nấp hơn là phun trên bề mặt. Đối với nhứng khe nứt hẹp nên dùng các bơm có vòi nhỏ để bơm thuốc vào.
– Với những khu vực có nhiều ngăn, hộc nên kéo, mở những ngăn này ra để phun vào bên trong.
– Khi dùng những loại bẫy bả, bả keo (gel) cũng nên tạo thành những viên, hạt nhỏ dặt vào trong các khe kẽ hơn là để bên ngoài.
– Việc xử lý phải được lặp lại sau một vài tuần mới mănglại hiệu quả tốt.
Viết bình luận