Tổng quan về loài mối

MỐI
I/ Vị trí của mối trong hệ thống phân loại côn trùng
Mối là loài côn trùng nguyên thuỷ đã có mặt trên trái đất khoảng 200 triệu năm. Về phương thức sinh sống thì mối (Isoptera) và ong, kiến (Hymenoptera) là rất giống nhau, đề sống thành quần thể có tính xã hội hoá cao.
Mối thuộc lớp côn trùng (Insecta) và nằm trong bộ cánh bằng hay bộ mối (Isoptera). Theo những bảng phân loại gần đây người ta phân loại bộ mối thành 5 bộ:
– Họ Mastotermitidae.
– Họ Hodotimitiae
– Họ Kalotermitidae
– Họ Rhinotermitidae
– Họ Termitidae
Trong đó, ở Việt Nam theo các tác giả Lâm Bình Lợi, Nguyễn Đức Khảm mối nằm chủ yếu trong 3 họ:
– Họ Kalotermitidae
– Họ Rhinotermitidae
– Họ Termitidae
Theo các đặc tính gây hại, người ta chia ra làm 3 nhóm:
– Mối ngoài đồng
– Mối rừng
– Mối hại công trình (gôm 2 nhóm: mối đất và mối gỗ khô)
ở Việt Nam, qua điều tra nhiều năm người ta thấy loài phổ biến nhất thường phá hoại các công trình xây dựng (95-97% theo tác giả Nguyễn Chí Thanh năm1996) là giống mối nhà Copotermes thuộc họ Rhinotermitidae.
II/ Đặc điểm hình thái giải phẫn:
– Hình thái bên ngoài:
Cũng như các loài côn trùng khác, cở thể mối cũng gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Vỏ cơ thể được cấu tạo bằng lớp cutin vững chắc (bộ xương ngoài).
Do có sự phân hoá về chức năng (mối sinh sản và mối không sinh sản) nên về mặt hính thái cũng khác nhau:
– Mối sinh sản (Mối chúa, mối vua, mối cánh hoặc mối dự bị): cóphần đầu phát triển và được bao bọc tương đối vững chắc. Có mắt đơn, mắt kép. Râuhình chuỗi hạt, sốlượng đốt râu thay đổi tuỳ loài (9-300 đốt) và là cơ quan cảm giác (khứu giác, vị giác) quan trọng. Ngực gồm 3 đốt tương ứng với 3 đôi chân, với mối cánh đốt ngực giữa và sau mỗi đốt còn mang thêm một đôi cánh (sau khi bay giao hoán cánh mới bị rụng hoặc gãy theo khớp rụng cánh). Bụng thường có 10 đốt, đốt bụng 2-8 mỗi đốt có một đôi lỗ thở. Tấm bụng của đốt 10biến đổi thành nắp sinh dục. Phần cuối cơ thể có một đôi gai đuôi. Mối chúa trưởng thành đã đẻ nhiềucó phần bụng phát triển rất to để chuyên đẻ trứng, cơ thể có thể đạt từ 60-70mm.
– Mối vô sinh (Mối thợ, mối tính): Phần đầu kém phát triển hơn, mắt kép và đơn thường thoái hoá, chiều dài cơ thể khoảng 4- trên 10mm. Hình thái bên ngoài của mối thợ và mối non gần giống nhau nhưng mối nôntàn thân gần như màu trắng sữa kể cả miệng, còn mối thợ có màu thẫm hơn, đôi hàm trên có màu nâu đen. Riêng với mối lính phần đầu và đặc biệt là hàm trên có những biến đổi riêng biệt để phù hợp với chức năng bảo vệ.
– Hệ tiêu hoá: gồm 3 đoạn chính:
+ Ruột trước gồm lỗ miệng, thực quản, diều, mề.
+ Ruột giữa gồm ống ruột và các ống Malpigi
+ Ruột sau gồm các túi tiêu hoá phụ, ruột già, trực tràng và hậu môn.
Trong ruột mối có nhiều sinh vật cộng sinh (các nguyên sinh động vật và các vi khuẩn) giúp mối tiêu hoá thức ăn là xellulo.
– Hệ hô hấp: Mối có 10đôi lỗ thở, 2 đôi nằm ở đốt ngực 1 và 2, 8 đôi ở phần bụng.
– Cơ quan cảm giác: Gồm mắt đơn, mắt kép và đặc biệt là cơ quan jhonton (cơ quan nhận các thôngtin từ môi trường sống) nằm trên đốt trụ của râu giúp nhận biết kẻ địch, đồng loại, kiếm ăn…Cư quan phát thanh của mối cánh có được nhờ sự rung động giữa tấm lưng ngực và vẩy cánh để kêu gọi con đực. ở mối thợ, mối lính là sự co giật cơ đầu thường là để báo động sự nguy hiểm.
– Cơ quan sinh sản: với mối sinh sản cáccơ quan sinh dục đực (2 khối tinh hoàn

Sơ đồ cụ thể như sau:

Thường trong tổ mối, mối thợ chiếm khoảng 40%, mối lính 10%, mối cánh 10%, còn lại là trứng và muối non. Các đẳng cấp trên được hình thành sau khi trứng được thụ tinh. Trong giai đoạn phát triển ban đầu mối non của các đẳng cấp là hoàn toàn giốngnhau, sự phân hoá chỉ trở nên rõ ràng sau các lần lột xác về sau.
Trong quần thể mối có 2 loại hình lớn: mối sinh sản và mối vô sinh, mỗi loại hình này lại chia ra nhiều đẳng cấp.
· Mối sinh sản:
– Mối vua và chúa nguyên thuỷ: mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoán, rụng cánh, ghép đôi và sinh sản trở thành kẻ sáng lập đầu tiên một quần thể mối gọi là mối vua và chúa nguyên thuỷ. Chúng có màu sắc thẫm hơn và cứng hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển, trên mảnh lưng ngực còn giữ lại vẩy cánh, sức sinh sản lớn. Trong một quần thể mối thường chỉ có một đôi mối vua và chúa nguyên thuỷ nhưng trong tổ mối một số loài mối đất sốlượng này có thể nhiều hơn (như loài Odontotermes formosanus)
– Mối vua chúa bổ sung cánh ngắn: Loại mối này không phả là đẳng cấp tồn tại phổ biến, có màu sắc nhạt, thân mềm hơn trên lưng ngực, có mần cánh ngắn nhỏ giống như cánh cào cào non. Sức sinh đẻ kém hơn, số lượng trong một quần thể nhiều hơn ví dụ như loài Globitermes audax cùng một lúc thấy có 43 mối chúa cánh. Mối vua, chúa cánh ngắn thường cbỉ xuất hiện sau khi mối vua, chúa nguyên thuỷ chết, nhưng đôi khi chúng tồn tại đồng thời.
– Mối vua, chúa không cánh: loài này cũng khôngtồn tại phổ biến trong chủng loại mối và ít thấy hơn đẳng cấp mối vua, chúa cánh ngắn. Về hình thái thường có màu vàng thậm chí màu trắng thân mềm, không có mắt kép, không có mầm cánh. Chúng chỉ xuất hiện khi mối vua, chúa nguyên thuỷ chết.
– Mối vua, chúa không cánh: loại này cũng không tồn tại phổ biến trong chủng loại mối và ít thấy hơn đẳng cấp mối vua, chúa cánh ngắn. Về hình thái thường có màu vàng thậm chí màu trắng thân mềm, không có mắt kép, không có mầm cánh. Chúng chỉ xuất hiện khi mối vua, chúa nguyên thuỷ chết.
– Cả hai loại mối vua, chúa cánh ngắn và không cánh không bao giờ ra khỏi tổ đẻ bay giao hoan phân đàn như những loại mối cánh trưởng thành.
· Mối vô sinh:
– Mối thợ: là đẳng cấp chiếm đông nhất trong quần thể mối. Mối thợ cũng chia ra đực, cái nhưng cơ quan sinh sản phát dục không hoàn chỉnh. Mối thợ làm nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, mớm thức ăn, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng…để duy trì sinh sống trong quần thể. Về hình thái mối thợ trông giống mối non nhưng trông to hơn, màu thẫm hơn. ở một số loài mối đẳng cấp thấp (như một số loài mối gỗ khô) không có mối thợ, công việc kiếm thức ăn do mối non đảm nhiệm.
– Mối lính: mối lính cũng có con đực và con cái nhưng không sinh sản được. Mối lính thường có hàm trên phát triển và dài, phần trán kéo dài ra thành dạng ống có lỗ thông ra ngoài có thể tiết ra một chất dịch độc có tính axit. Mối lính chỉ có nhiệm vụ bảo vệ quần thể mối và do chuyên hoá bộ phận miệng để bảo vệ nên mối lính không tự ăn được mà phaỉ nhờ mối thợ mớm thức ăn cho.
Thời kỳ bay giao hoan và phát triển quần thể mối:
Thời kỳ bay giao hoan của một quẩn thể mối tuỳ thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố, ở nước ta thường vào tháng4 đến tháng 8 trong đó mạnh nhất là các tháng 6,7,8. Mối non sẽ phát triển thành mối cánh gọi là thiếu trùng hay mối cánh ngắn, sau lần lột xác cuối cùng trở thành mối cánh trưởng thành và tiến hành bay giao hoan. Đôi khi mối cánh trưởng thành còn lưu lại trong tổ chờ đến khi ngoại cảnh bên ngoài thuận lợi mới ra ngoài. Chúng có thể bay toàn bộ một lần nhưng cũng có thể vì một lý do nào đấy mà giữ lại một số cá thể để bay vào lần sau. Sức bay lượn của mối trưởng thành thườngkhá yếu thường chỉ khoảng vài chục mét là rơi xuống đất. Sau khi rơi xuống đất thì con đực đi tìm con cái, sau một lúc tiếp xác thì cánh rụng và chúng bắt đầu tìm kiếm chỗ trú ngụ để xây tổ mới. Do những tác động của môi trường nên tỷ lệ cặp mối mới sống sót và có thể xây được tổ mới là rất thấp. Sau khi hôn phối khoảng một tuần thì mối bắt đầu đẻ trứng với tốc độ tăng dần tuỳ thuộc vào sự trưởng thành của quần thể mối
Tổ mối:
Tổ mối có tổ chính (nest) và tổ phụ (các ngóc ngách-subnes). Nhìn vè bên ngoài thì tổ chính và phụ tương đối giống nhau. Tuy nhiên khi phá tổ mối thì tổ phụ chỉ có mối thợ, mối lính, mối non, mối trưởng thành, còn ở tổ chính ngoài các thành phần trên còn có mối vua, mối chúa và trứng.
Có thể phân biệt các loại tổ mối như sau:
– Tổ trong gỗ: thường thấy ở loài mối gỗ khô. Tổ chỉ nằm gọn trong thanh gỗ, không có kiên hệ gì với đất, tổ thường kết cấu đơn giản, quẩn thể không lớn, có những lỗ nhỏ thông từ hang này sang hang khác và thông với bên ngoài.
– Tổ trong gỗ và đất: tổ có thể có trong gỗ khô, trong cây sống và có thể có một phần trong đất.
– Tổ ụ nổi: có những ụ nhô cao hơn mặt đất và những khoang chìm sâu dưới đất
– Tổ chìn: hoàn toàn nằm ẩn náu trong lòng đất.
Các phươngpháp dò tìm tổ mối:
– Phương pháp đào tìm: đây là phương pháp thủ công, đơn giản, thường áp dụng cho các tổ mối có ụ nổi nhô lên mặt đất. Chú ý là việc đào bới phải tiến hành thật khẩn trương và liên tục để tránh mối chúa cóthể được các mối thợ mang đi nơi khác, còn mối vua thì bỏ chạy. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng khi gặp tổ mối lớn sẽ rất khó khăn và hiệu quả thấp do mối vua, chúa lẩn trốn trong quá trình đào hơn nữa việc tìm được ổ chính để bắt được mối chúa cũng rất khó.
– Phương pháp dò âm: dựa trên nguyên lý mối khi gặp các đe doạ từ bên ngoài mối lính thường phát ra âm thanh bằng cách đập hàm xuống đất và thành tổ để tạo tín hiệu báo động do vậy có thể dùng máy dò âm để phát hiện. Tuy nhiên khi tổ mối nằm sâu dưới đất, tín hiệu báo động của mối bị môi trường xung quanh hấp thụ hoặc do tạp âm nên kết quả không chính xác.
– Phương pháp điện trở: dựa trên nguyên lý trong một môi trường đồng nhất và đẳng hướng nếu tạo nên một điện trường một chiều nó sẽ phân bốtheo một quy luật xác định, nhưng khi có một vật bất đồng nhất về mặt điện trở (tổ mối) điện trường nói trên sẽ khác từ đó phát hiện được vị trí tổ mối. Nhược điểm của phương pháp này là với những tổ mối nhỏ, môi trường xung quanh không đồng nhất thì phương pháp này kém hiệu quả.
– Phương pháp dùng các chất phóng xạ: là phươngpháp làm cho con mối nhiễm chất phóng xạ sau đó dùng các dụng cụ ghi nhận bức xạ để phát hiện vị trí tổ mối. Các chất đồng vị phóng xạ thường dùng là loại có chu kỳ bán rã ngắn để đảm bảo an toàn cho người, bảo vệ môi trường, dễ phun, dễ tẩm vào thức ăn của mối. Phương pháp này khá chính xác, tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao, dễ gây độc cho con người và môi trường.
4. Phương pháp phòng trừ mối cho các công trình xây dựng:
4.1. Phương pháp phòng mối:
Dùng những biện pháp kỹ thuật, hoá học, sinh học, cơ giới đê ngăn ngừa không cho mối xâm nhập vào các công trình xây dựng.
– Cách ly cơ giới và vệ sinh môi trường:
Tạo một lớp cách ly liên tục ví dụ như tạo một lớp nền ximăng bao bọc kí xung quanh phía ngoài tường nhà. Dùng đá, tảng bê tông kê lên cột nhà bằng gỗ. Tạo lớp rãnh dầu cách ly…để ngăn chặn hoặc tạo khó khăn cho mối xâm nhập vào nhà.
Nhà cửa phải thông thoáng, khô ráo. Đất, vườn xung quanh nhà phải sạch sẽ, không để mối xâm nhập làm tổ.
– Cách ly hoá học:
+ Ngâm tẩm gỗ bằng hoá chất: gỗ trước khi đem sử dụng được ngâm tẩm bằng các loại thuốc bảo quản gỗ . Có thể dùng phương pháp ngâm bình thường, đun nóng ngâm lạnh hoặc ngâm chân không…Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp này như sau:
1: Thuốc phải có tính ổn định cao, ít bôc hơi, bám dính vào gỗ tốt.
2: Thuốc phải thấm sâu được vào gỗ nhưng không ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Không ăn mòn kim loại.
3: ít độc với người và gia súc.
Loại thuốc ngâm tẩm thông dụng hiện nay mà công ty đang dùng là CISLIN 2.5EC
+ Xử lý nền móng trước khi xây dựng:
1: Phun dung dịch thuốc đã pha vào hố móng, phần đất sẽ lấp móng và toán bộ phần đất sau này sẽ đổ nền.
2: Tạo một đường hào tiếp xúc và bao quanh toàn bộ phí ngoài móng công trình (kích thước thường sâu: 50-60cm, rộng 40-50cm), sau đó phun hoặc trộn (thuốc bột) xuống hào và phần đất sẽ nấp xuống.
+ Đối với nhà đã xây dựng xong: nếu xung quanh móng nhà có lớp nền ximăng bao quanh, có thể dùng khoan để khoan các lỗ đường kính khoảng 1cm cho đến khi mũi khon gặp đất, các lỗ khoan cách nhau 30-40cm và cách tường 15cm. Bơm dung dịch thuốc xuống và lấp lại. Trường hợp không nát nềnthì áp dụng đào rãnh như trên.
Hoá chất thông dụng cho mục đích này mà hiện nay công ty đang dùng là TERMITOR 25EC.
– Dùng các loại gỗ có khả năng kháng mối tự nhiên cao (các loại gỗ quý)
4.2. Phương pháp trừ mối:
Hiện nay có nhiều phương pháp trừ mối, mỗi phương pháp ít nhiều có những nhược điểm nhất định như:
– Phương pháp dò tìm tổ để phun diệt.
– Phương pháp làm ngập nước pha thuốc vào tổ mối để diệt chúng.
– Phương pháp dùng xilanh bơm thuốc diệt mối gỗ khô…
Nhưng phổ biến nhất và hiệu quả hơn cả là phương pháp lây truyền, dựa trên đặc tính của mối là khi mối thợ đi ăn về thường dành một phần dinh dưỡng để nuôi các loại mối khác trong tổ bằng cách liếm lẫn nhau, do đó dễ lây lan hoá chất cho toàn tổ và tiêu diệt chúng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Điều tra khảo sát
Phát hiện những nơi có mối đang hoạt động, nắm tình hình chung ở khu vực xử lý, nếu có thể tiến hành định danh phân loại mối để có phương pháp phòng trừ thích hợp.
Bước 2: Nhử mồi
+ Mồi nhử: thường làm bằng những thanh gỗ thông khô, có bề dày khoảng 1cm, được xếp lớp vào trong các hộp nhử bằng carton có nắp đậy, thường có kích thước 15x15x30cm. Gỗ mối và hộp mồi phải sạch, không có mùi hoá chất. Để cho mối vào nhiều hơn người ta ngâm gỗ trong dung dịch đường 1% trong thời gian 1-2 giờ. Ngoài gỗ thông có thể dùng gỗ bồ đề, trám trắng hoặc các nguyên liệu có tỷ lệ xellulo cao như bao đay sạch, bã mía để làm mồi nhử.
+ Đặ hộp nhử: đặt vào những nơi phát hiện có đường đi của mối làm sao để đáy hộp tiếp xúc tốt nhất với nền. Trường hợp phát hiệnthấy mối đi trên tường, trên mái nhà có thể dùng đinh, dây để đóng, buộc hộp nhử vào tường, mái trên nguyên tắc đáy hộp tiếp xúc tốt nhất với bề mặt. Nơi đặt hộp nhử phải có nhiều mối qua lại, kín đáo, yên tĩnh, không bị các chấn động bên ngoài như gió, nóng lạnh đột ngột, tác động của con người, vật nuôi…
Tuỳ theo mật độ mối nhiều hay ít mà đặt hộp, thường là 10-15 hộp cho 100m2, ở những nơi đã phát hiện thấy mối đang đi lại nên đặt số hộp nhiều hơn.
+ Phát hiện mối vào hộp nhử: sau khi đặt 3-4 ngày là phải quay lại kiểm tra. Khi kiểm tra thấy có đất bịt kín các ke hở của hộp nhử là mối đã vào hộp, sau đó khoảng 7-10 ngày là có thể phun thuốc được. Tuy nhiên khi mở ra thấy mối vào chưa nhiều có thể để thêm nhưng không để hộp quá lâu (2-3 tháng) mối sẽ ăn hết gỗ mồi rồi bỏ đi mất.
Bước 3: Phun thuốc
Để diệt một tổ mối có hiệu quả thì phải cần từ 15-20% cá thể của tổ đó bị dính thuốc ngay từ lần phun đầu tiên, do vậy khi phun phải tiến hành phun liên tục tất cả các hộp nhử có mối trong khu vực, không nên ngắt quãng chuyển sang buổi sau, ngày sau.
Cách phun thuốc:
– Với hộp nhử đặt trên nền thì việc đầu tiên là nhẹ nhàng nhấc hộp lên, phun vào đáy hộp và nền đất để làm cho những con mối ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó, đặt nhẹ hộp về chỗ cũ mở hộp, dùng tuôcnơ vit tách từng thanh gỗ ra để phun thuốc vào mối sau đó lại đặt tất cả vào như cũ, tránh không để mối chết do xây sát
– Với hộp treo trên tường hoặc mái nhà thì nhẹ nhàng gỡ hộp xuống, phun thuốc vào những con mối bám ở xung quanh khu vực. Đặt hộp nhử trên một tờ báo, mở hộp phun thuốc như trên rồi lại nhẹ nhàng treo hộp lại chỗ cũ.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
Sau khi phun thuốc 2-3 ngày thì thu dọn hộp đem chôn hoặc đốt, đồng thời kiểm tra lại những đường mối đi lại trước kia nếu không thấy có mối sống thì việc diệt trừ đã có kết quả tốt. Nếu thấy mối vẫn còn đi lại thì viẹc diệt trừ chưa có kết quả, có thể do một trong những nguyên nhân sau:
– Số lượng mối nhiễm thuốc không đủ do mồi không thích hợp (không ngon)
– Đặt hộp nhử không đúng vị trí
– Chất lượng thuốc kém hoặc phun thuốc không đều
– Định loại mối sai (mối đất lại nhầm là mối nhà) nên hiệu quả của phương pháp lây truyền không phù hợp.
· Các thuốc thông dụng hiện nay đang dùng cho phương pháp lây truyền là:
– DM90 (bột) có thành phần Na2SiF6, H3PO4 và các phụ gia dạng bột.
– TM67 (bột) có thành phần As2O3 và một số phụ gia dạng bột

Viết bình luận